Nguồn gốc của điệu Slow Valse:
Điệu nhảy Waltz và lịch sử phát triển Trước khi cách mạng Pháp nổ ra, các phong cách khiêu vũ trau chuốt trong chốn cung đình Pháp đã thống trị toàn châu Âu. Khi chấm dứt thời kỳ cách mạng Pháp, Áo trở thành điểm hội tụ của văn hoá âm nhạc và văn chương của châu Âu. Người ta quan tâm nhiều hơn tới các điệu nhảy và Landler di chuyển từ vùng nông thôn tới những phòng khách sang trọng – nơi nó được chải chuốt và tinh lọc. Nó nhanh chóng trở nên được ưa chuộng ở nhiều nơi ở Đức và Áo với nhiều biến thể theo tên khu vực địa phương. Điệu nhảy “Landl ob der Enns” trong tầng lớp thượng lưu Áo trở nên rất phổ biến dưới cái tên viết tắt là “Landler”. Ban đầu người ta nhảy Landler với những đôi giày nặng và có những bước nhảy lò cò, vỗ tay và giậm chân và những vòng quay dưới tay phức tạp. Tuy nhiên vào những năm 1800, Landler được mô tả là được thể hiện với những đôi giày nhẹ hơn và có những chuyển động quay lướt khá nhanh như Waltzen nhưng với nhịp độ chậm hơn. Tên điệu nhảy được đổi thành Walzer do tính chất lướt và trượt của nó, sau đó từ này được rút gọn thành Waltz như ngày nay trên khắp châu Âu.
Waltz là điệu nhảy đầu tiên sử dụng tư thế đóng trong một khoảng thời gian dài. Nhiều nơi điệu Waltz còn bị cấm trong các ballroom công cộng trong nhiều năm. Sự phổ biến của Waltz cuối cùng cũng đã vượt qua được những hạn chế và chống đối. Tư thế đóng mặt-đối-mặt trở thành tiêu chuẩn cho phong cách khiêu vũ ballroom và được sử dụng trong đa số các điệu nhảy phát triển trong thời kỳ này.
Tại Vienna, khi điệu Waltz ngày càng phát triển dẫn đến sự thay đổi về nhịp độ (tempo). Johann Strauss (1825-1899) đã kế tục cha – một “Hoàng đế của điệu Waltz ở thành Vienna” đã tăng thêm các phách trong một nhịp và từ đó ra đời điệu Viennese Waltz như thế giới đều biết tới ngày nay, điệu nhảy này đòi hỏi sự khéo léo và khả năng chịu đựng. Viennese Waltz ngự trị trong các ballroom cho tới Đại chiến thế giới lần thứ nhất, khi mà tất cả những gì liên quan tới Đức đều bị ghét cay ghét đắng ở châu Âu và Mỹ. Một dạng chậm hơn của Viennese Waltz được thực hiện khoảng 90 phách trong một phút phát triển ở Mỹ năm 1870 và được gọi là Boston. Phiên bản vẫn duy trì những hình điệu quay đặc trưng và thêm vào các bước mới, tay của những người nhảy đặt lên hông nhau. Điệu Boston có những đặc trưng của điệu nhảy ballroom đầu tiên với hai chân song song chứ không xoay ra ngoài như ballet. Vào khoảng năm 1910, Boston đã được giới trẻ Anh chấp nhận và trở nên thịnh hành cho tới khi thoái trào khoảng năm 1914. Tháng 12 năm 1922 điệu Waltz chậm hay còn gọi là English Waltz được đưa vào giải khiêu vũ vô địch thế giới. Ngày nay điệu nhảy này là điệu nhảy được chú trọng nhất trong các giải thi đấu mặc dù sự kết hợp các bước nhảy tương đối đơn giản. Đây là điệu nhảy du dương nhất trong các điệu nhảy tiêu chuẩn. Tốc độ điệu nhảy này bằng khoảng một nửa điệu Viennese Waltz.
Các nhóm biểu diễn khiêu vũ như Irene và Vernon Castle đã đưa thêm các hình điệu mới mà không thể thực hiện được trong nhịp độ nhanh của Viennese Waltz. Điệu Waltz châu Mỹ chậm hơn và do đó ít gây lỗi hơn điệu Viennese Waltz. Nhạc Waltz chậm là nhạc 3/4 với 3 phách bằng nhau trong một nhịp. Nốt đầu tiên của nhịp được nhấn. Người nhảy cần nghe được nốt nhấn này để xác định bước nhấn này (1 hoặc “boom”). Ta có thể đếm là “một hai ba” hay “boom cha cha”. TrongWaltz chậm, mỗi lần đếm tương đương với một chuyển động liên quan của chân. Cho dù có nốt nhấn song mỗi nốt vẫn có trường độ bằng nhau.
Đặc trưng của điệu Slow Waltz:
Tình cảm và trữ tình, chuyển động mềm mại và trôi đều đặn. Do đặc trưng là tình cảm và trữ tình nên trong các kỳ thi điệu van hiện đại thường được tiến hành trước tiên. Điệu này gây ấn tượng ban đầu rất mạnh. Khi các trọng tài chưa biết trình độ của từng người thi đấu, qua trực giác đầu tiên, trọng tài và người xem đã có thể đánh giá ai sẽ là nhà vô địch. Theo thống kê, thường mọi người dành đến 40% thời gian cho việc luyện tập điệu Slow Waltz này.
Điệu Waltz chậm tại Việt Nam:
Điệu Waltz chậm hay còn lại là điệu Boston khá phát triển tại miền Nam Việt Nam. Với tiết tấu chậm, bước đi đơn giản nên phù hợp với hầu hết lứa tuổi: với giới trẻ thì thích sự nhẹ nhàng, lãn mạn của Boston, với người lớn tuổi thì thích sự đơn giản, chậm chạm của nó. Thế nên, điệuBoston được mở tại hầu hết các sàn tại Sài Thành vì nó dễ dàng dùng để giao lưu. Hai người không quen biết vẫn có thể nhảy Boston đẹp và đúng nhạc nên Boston còn được coi là điệu “ nữ hoàng giao lưu”.