Lịch sử điệu Samba và nguồn gốc của nó:
Vào thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha nhập khẩu rất nhiều nô lệ từ Angola và Congo vào Brazil, những nô lệ này mang theo tới đây những điệu nhảy của họ như Catarete, Embolada và Batuque. Người Châu Âu coi những điệu nhảy này là tội lỗi vì người nhảy tiếp xúc với nhau ở vùng rốn. Điệu nhảy Embolada nói về một con tê giác với một quả bóng trên sừng. Điệu Batuque cũng trở nên phổ biến, đây là điệu nhảy vòng tròn như Charleston để vỗ tay và gõ trống với một cặp độc diễn ở tâm vòng tròn.
Một điệu nhảy pha trộn phát triển trong những năm 1830 kết hợp giữa những điệu nhảy của người da đen và những động tác lắc và quay của điệu Lundu bản xứ. Sau đó, điệu nhảy này được đưa thêm vào các bước sử dụng trong lễ hội như Copacabana (Đặt tên theo một bãi biển nổi tiếng gần Rio de Janeiro). Thời gian qua, xã hội thượng lưu Rio chấp nhận điệu nhảy này, mặc dù họ thay đổi nó thành kiểu nhảy với tư thế đóng “Closed Position”. Khi đó điệu nhảy này được gọi là Zemba Queca, năm 1885 nó được mô tả là “Một điệu nhảy Brazil duyên dáng”. Sau đó điệu nhảy này được gọi dưới cái tên Mesemba. Nguồn gốc của cái tên “Samba” không rõ ràng: Có thể nó xuất phát từ từ “Semba”, một ý kiến khác cho rằng từ này phái sinh từ “Zambo” có nghĩa là con cái của người đàn ông da đen và người đàn bà da đen.
Điệu nhảy này tiếp đó được kết hợp với điệu Maxixe, đây cũng là một điệu nhảy gốc Brazil (Điệu nhảy theo vòng tròn như Two Step) và được đặt tên theo một loại quả gai của cây xương rồng. Điệu Maxixe được du nhập vào Mỹ vào thời điểm bước sang thế kỷ 20.
Maxixe trở nên được ngưỡng mộ ở Châu Âu sau một cuộc trình diễn ở Paris năm 1905. Điệu nhảy được mô tả là có các bước Polka với nhạc Cuban Habanera. Điệu nhảy Samba ngày nay vẫn còn mang một bước có tên Maxixe, chứa một bước lướt (chassé) và bước điểm (point).
Một dạng của Samba được gọi là Carioca (Có nghĩa là “từ Rio de Janeiro”) được phục sinh ở Anh năm 1934 và được Fred Astaire và Ginger Rogers thể hiện trong bộ phim “Flying Down to Rio”. Điệu Carioca lan tràn tới Mỹ năm 1938. Năm 1941, điệu nhảy này càng được nhiều người biết tới qua các bộ phim mà Carmen Miranda (Maria do Carmo Miranda da Cunha) thể hiện, đặc biệt là “That Night in Rio”.
Samba được biết đến nhiều hơn vào năm 1950 nhờ công của Công chúa Margaret, người đóng vai trò chủ đạo trong xã hội Anh. Samba được chính thức hóa truyền bá trên thế giới năm 1956 do Pierre Lavelle.
Đặc trưng của điệu Samba:
Samba được mệnh danh là điệu nhảy của tiệc tùng và lễ hội, người nhảy Samba mặc trang phục rất thoáng, màu sắc rực rỡ, vui nhộn, mặt mày tươi rói, lắc vai, lắc bụng, lắc hông rất nhịp nhàng. Vì vậy mới có bài nhạc Samba Hip Hip Chin Chin and Beat mà ca sĩ người gốc Latin Shakira hát rất nổi tiếng. Ngoài ra, người nhảy phải nhanh, lên xuống nhịp nhàng theo điệu nhạc.
Những bước nhảy phổ thông của Samba gồm có Samba Walks, Samba Rolls, Promenade Runs, Volta, Botafogo, trong đó Samba Walks và Samba Rolls là hai vũ hình rất đẹp.
Samba ở Việt Nam:
Samba là điệu nhảy latin được ưa thích nhất ở Việt Nam hiện nay, cùng với Salsa và Bachata, Samba tạo thành bộ ba latin phổ biến nhất. Bài Samba lời Việt nỗi tiếng nhất có thể là bài “Samba cho em” của Ngọc Anh sáng tác và trình bày.