Điệu Slow và lịch sử phát triển

Nguồn gốc của điệu Slow:

Vũ điệu slow Sài Gòn thường được chơi giữa tour, khi nhạc slow nỗi lên cũng là lúc đèn vũ trường tắt. Người ta thường chơi slow trong bóng tối vì điệu này chỉ dành cho các cặp tình nhân, không phải vũ điệu xã giao nhé. Đừng bao giờ nhảy slow với một người lạ, slow là vũ điệu gợi tình. Khi bạn nam mời bạn nữ nhảy slow có nghĩa là người nam tỏ tình. Khi người nữ chấp nhận nhảy slow với người nam thì cũng có nghĩa là họ đồng ý với lời tỏ tình đó. Nếu lần đầu tiên bạn đi sàn nhảy, bổng nhiên đèn giảm độ sáng hay tối thui, nhạc êm dịu trữ tình, là lúc nhảy slow. Điệu nhảy này, không ai học cũng chẳng ai dạy vì nó rất đơn giản, người ta chỉ cần nghe nhạc và đứng tại chỗ, thân thể chuyển động theo âm nhạc và nó là điệu nhảy dành riêng cho việc “ thể hiện tình yêu nam nữ” và là lúc họ thể hiện tình yêu đôi lứa ngay trên sàn nhảy. Do vậy bạn sẽ thấy dù sàn nhảy đông tới đâu, lúc này chỉ còn một vài đôi ôm ghì vào nhau trong tiếng nhạc, thậm chí họ hôn nhau. Thực ra điệu này ở châu Âu người ta vẫn để đèn sáng, nhưng ở ta theo kiểu Á Đông thì người ta để đèn tối và thường tắt đèn khi bản nhạc kết thúc. Thông thường, một buổi có khoảng từ 2-3 lần mở điệu này.

Lich su cua dieu slow
Lịch sử của điệu Slow

Đặc trưng của điệu Slow:

Không phải là điệu nhảy của tiêu chuẩn. Đơn giản, không cần học Chỉ dành cho nhưng người đang yêu.

Âm nhạc trong điệu Slow:

Bản nhạc chậm, du dương, trữ tình bất kì ở nhịp 4/4.

Nguyên tắc của điệu Slow:

Do điệu nhảy dành riêng cho những người đang yêu nên cần có những hiểu biết về giao tiếp khiêu vũ khi nhảy điệu này: 1) Những hiểu biết về giao tiếp khiêu vũ khi nhảy điệu này: Tuyệt đối không nhảy hay đồng ý với người không phải người yêu. 2) Nếu có hai người đang nhảy slow với nhau thì cộng đồng khiêu vũ hiểu là họ là những người đang yêu nhau, hay đang tìm hiểu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *