Cụ ông cụ bà ở Hàn Quốc chơi khiêu vũ ra sao?

Cụ ông cụ bà ở Hàn Quốc chơi khiêu vũ ra sao?

“Không gì khiến tôi khoẻ mạnh hơn khiêu vũ. Tôi không thể sống thiếu nơi này”, cụ ông vừa nói vừa dẫn dắt người bạn nhảy 75 tuổi chuyển nhịp slow.

Nhiều cụ ông, cụ bà hơn 70 tuổi ở Hàn Quốc gặp gỡ bạn bè và rèn luyện sức khoẻ tại các câu lạc bộ nhảy, nhưng đôi khi phải giữ bí mật này vì họ sợ khiến người khác hiểu sai.

Gợi ý: Nghe thêm các album nhạc khiêu vũ Rumba

Vào mỗi buổi chiều, sàn nhảy tại câu lạc bộ Kukilgwan Palace ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, lại đông vui và nhộn nhịp.

“Tôi đến đây đều đặn, trừ thứ 7 và chủ nhật”, ông Jun Il Taek, 81 tuổi, trả lời phóng viên AFP khi đang đung đưa theo tiếng nhạc khiêu vũ cùng bạn nhảy. Trong căn phòng tràn ngập những quả bóng lớn và đèn dây trang trí nhiều màu sắc, khoảng 200 thành viên, hầu hết ở độ tuổi trên 70, đang hoà mình theo các điệu khiêu vũ nhẹ nhàng.

“Không gì khiến tôi khoẻ mạnh hơn khiêu vũ. Tôi không thể sống thiếu nơi này”, cụ ông vừa nói vừa dẫn dắt người bạn nhảy 75 tuổi chuyển nhịp slow.

Cụ ông cụ bà ở Hàn Quốc chơi khiêu vũ ra sao?

 

Ông Jun là một trong số hàng nghìn người Hàn Quốc đã nghỉ hưu tham gia Colatec, một hình thức câu lạc bộ nhảy đặc biệt dành cho người cao tuổi đang thịnh hành khắp Hàn Quốc.

Colatec xuất hiện lần đầu tiên từ cuối những năm 1990, khi các vũ trường chỉ dành cho thanh niên, rượu bị cấm và thứ đồ uống duy nhất được phục vụ là nước ngọt. Nhưng địa điểm này dần trở nên lỗi thời với khách hàng trẻ tuổi, khi họ có nhiều lựa chọn khác như cafe Intetnet và karaoke.

“Chúng trở thành sân chơi cho người trên 60 tuổi và họ còn là những khách hàng rất trung thành”, ông Lee Kwan Woo, chủ câu lạc bộ Kukilgwan cho biết. Theo ông Lee, tại đây họ có thể tập luyện để giữ gìn sức khoẻ, làm quen với những người bạn mới.

Người Hàn Quốc ở độ tuổi 65 chiếm khoảng 13% tổng dân số và con số này dự đoán tăng lên 40% đến năm 2060. Hiện nay, một nửa dân số theo thống kê nhân khẩu học sống ở mức nghèo khổ hoặc dưới mức nghèo khổ. Mức lương ít ỏi và thiếu phúc lợi xã hội khiến cuộc sống nghỉ hưu có thể gặp nhiều khó khăn.

Trong nhóm có điều kiện ổn định hơn, hoạt động giải trí vẫn là điều gì đó xa lạ đối với nhiều người. Họ là thế hệ sống trong thời kỳ mà lực lượng lao động đã biến đất nước từng bị chiến tranh tàn phá thành nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.

“Những người thuộc thế hệ này đã dành cả đời để làm việc và làm việc. Giải trí được coi là một đặc quyền dành cho giới thượng lưu”, Hwang Nam Hui, chuyên gia Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Các vấn đề xã hội của Hàn Quốc, cho hay. Do đó, nhiều người không dễ dàng chấp nhận quyền hưởng thụ sau khi nghỉ hưu.

Cụ ông cụ bà ở Hàn Quốc chơi khiêu vũ ra sao?

Gợi ý: xem địa chỉ bán giày khiêu vũ ở Hà Nội

Ông Lee nói rằng các câu lạc bộ như Kukilgwan Palace tạo cơ hội để mọi người “đổi gió” và tìm niềm vui. Họ đón khoảng 800 khách vào các ngày trong tuần và 1.500 khách mỗi dịp cuối tuần. Vé vào cửa khá rẻ, chỉ khoảng 1.000 won (0,83 USD). Thu thập của câu lạc bộ chủ yếu từ đồ ăn và đồ uống. Những địa điểm này cũng chuẩn bị sẵn tủ thuốc để đề phòng trong trường hợp khẩn cấp.

“Nếu một khách hàng thường xuyên bỗng không đến nữa, điều đó có nghĩa là người đó đã qua đời”, Lee kể. Việc đến dự đám tang của khách hàng là một phần trong công việc của ông.

Theo ông Lee, nhiều trường hợp goá chồng hoặc goá vợ cũng đến đây để tìm bạn. Khi đến sàn nhảy, cụ ông thường mặc quần xếp ly và áo khoác, cụ bà mặc quần xuông hoặc váy dài chấm gối. Những người dưới 60 tuổi được coi là “quá trẻ”.

Dù cuộc sống ngày một hiện đại, tư tưởng khắt khe đối với chuẩn mực ứng xử của người cao tuổi vẫn tồn tại trong xã hội Hàn Quốc và Colatec được cho là không phù hợp với những người đã ở độ tuổi nghỉ hưu.

Bà Han Keum Ok, 75 tuổi, là khách quen của Kukilgwan suốt 10 năm qua, nhưng luôn giấu kín sở thích này với gia đình. “Các con và cháu của tôi nghĩ rằng tôi chỉ gặp bạn bè để uống cafe hay ăn trưa”, bà Han nói.

Bà thường đi nhảy vào buổi chiều trước khi trở về nhà để nấu bữa tối. Việc duy trì thói quen nhảy hàng ngày giúp bà khoẻ mạnh và vui vẻ hơn, trong khi nhiều người bạn khác thường hay bị ốm hoặc trầm cảm.

“Ở tuổi này, bạn sẽ không biết là mình còn sống được bao lâu nữa. Vì vậy, tôi muốn sống trọn những năm tháng cuối cùng của cuộc đời. Nhưng tôi không nói với ai là tôi đến đây, vì nhiều người nghĩ rằng Colatec là điều gì đó không tốt đẹp cho lắm”, bà Han chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *